Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Hoá chất NAOH


NaOH hay còn có tên gọi khác là Xút
Là hoá chất mang tính kiềm và có tính ăn mòn cao.
NaOH được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, khí thải để làm chất nâng PH, chất hấp thụ làm tăng hiệu quả của quá trình xử lý nước. NaOH là chất điều hoà nâng PH đạt mức cho phép trước khi thải ra môi trường.
NaOH công nghiệp tồn tại dạng vảy rắn hoặc dạng hạt. Đóng gói 25kg/bao.
Trên thị trường hiện nay chủ yếu chỉ có NaOH dạng vảy của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
Độ tinh khiết NAOH Trung Quốc thường là 72% và 99%. Đây là loại được người sử dụng ưa chuộng nhất vì giá cạnh tranh và chất lượng tốt, và hàng hoá thường có sẵn trên thị trường.

Keo tụ và hoá chất keo tụ


Trong nước thường chứa các loại hạt cặn có nguồn gốc và thành phần rất khác nhau. Đối với các loại cặn này dùng biện pháp xử lý cơ học trong công nghiệp xử lý nước như lắng, lọc có thể loại bỏ được các cặn có kích thước lớn hơn 0.0001 mm. Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn 0.0001mm không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn xử lý các cặn này phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các cặn lơ lửng có trong nước, tạo thành những bông cặn lớn hơn và có trọng lượng đáng kể lắng xuống đáy.
Để thực hiện quá trình keo tụ người ta cho vào nước các chất phản ứng thích hợp như: PAC, Al2(SO4)3, FeSO4, FeCl3. Các loại phèn này đưa vào dưới dung dịch hoà tan.
1. Dùng PAC hoặc phèn nhôm
Khi cho vào nước chúng phân ly thành các AL3+, sau đó các ion này bị thuỷ phân thành Al(OH)3
Al3+ + 3H2O = Al(OH)3 + 3H+
Trong phản ứng thuỷ phân trên đây, ngoài Al(OH)3 là nhân tố quyết định đến hiệu quả keo tụ được tạo thành, còn giải phóng các ion H+. Các ion H+ này sẽ được sẽ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước. Trường hợp độ kiềm tự nhiên của nước thấp, không đủ để trung hoà ion H+ thì cần phải kiềm hoá nước bằng NaOH, CaO, Soda Na2CO3.
Độ pH của nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thuỷ phân. Khi pH<4,5>7,5 làm cho muối kiềm kém tan đi và hiệu quả keo tụ bị hạn chế. Thông thường phèn nhôm đạt hiện quả keo tụ tốt nhất ở pH =5,5-7,5 còn PAC = 5,5-8,0.
Yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ. Nhiệt độ của nước cao, tốc độ keo tụ xảy ra nhanh chóng, hiệu quả keo tụ đạt càng cao, giảm lượng hoá chất cho vào nước. Độ đục của nước cao thì ảnh hưởng của nhiệt độ càng rõ rệt. Nhiệt độ của nước thích hợp khi dùng phèn nhôm là 20-40 oC, tốt nhất ở 35-40 oC của PAC từ 20-42 oC
Ngoài ra còn một số nhân tố khác ảnh hưởng đến quá trình keo tụ như: liều lượng hoá chất, tốc độ khuấy trộn (tối ưu: 30-40v/ph), các hợp chất hữu cơ....
Trong xử lý nước thải người ta dùng chủ yếu PAC 30%
Trong xử lý nước cấp người ta hay dùng Al2(SO4)3 45%
2. Dùng phèn sắt
Chia làm hai loại sắt II và sắt III
Phèn sắt II FeSO4 khi cho vào nước phân ly thành Fe 2+ và bị thuỷ phân thành Fe(OH)2
Fe2+ + 2H2O = Fe(OH)2 + 2H+
Fe(OH)2 vừa được tạo thành vẫn còn độ hoà tan trong nước lớn, khi trong nước có oxy hoà tan thì nó sẽ bị oxy hoá thành Fe(OH)3
4Fe(OH)2 + O2 + H2O = 4Fe (OH)3
Quá trình oxy hoá chỉ diễn ra tốt khi pH nước đạt
Sử dụng để keo tụ và tạo bông trong xử lý nước thải. 8-9 và nước phải có độ kiềm cao. Vì vậy người ta thường dùng phèn sắt kết hợp với vôi làm mền nước.
FeSO4 công nghiệp có dạng tinh thể màu xanh lơ, khi tiếp xúc với không khí bị oxy hoá thành màu đỏ sẩm
Phèn sắt III: FeCl3 hoặc Fe2(SO4)3 khi cho vào nước sẽ phân ly thành Fe3+ và bị thuỷ phân thành Fe(OH)3
Fe3+ + 3H2O = Fe(OH)3 + 3H+
Vì phèn sắt III không bị oxy hoá nên không phải nâng cao pH của nước như sắt II. Phản ứng xảy ra khi pH>3,5 và qúa trình kết tủa sẽ hình thành nhanh chóng khi pH=5,5-6,5.
Phèn sắt III khi bị thuỷ phân ít bị ảnh hưởng của nước vì vậy dù nhiệt độ 0oC phèn sắt vẫn keo tụ.
So sánh keo của phèn nhôm và phèn sắt thì độ hoà tan keo phèn sắt nhỏ hơn của phèn nhôm.
Tỷ trọng Fe(OH)3=1,5Al(OH)3, trọng lượng đơn vị của Al(OH)3=2,4 còn của Fe(OH)3=3,6, vì vậy keo sắt hình thành vẫn lắng được trong khi nước có ít chất huyền phù.
- Liều lượng phèn sắt dùng kết tủa chỉ bằng 1/3 đến 1/3 liều lượng phèn nhôm. Nhưng phèn sắt lại ăn mòng đường ống mạnh hơn phèn nhôm. Phèn sắt sau xử lý thường làm cho nước có màu vàng do còn tồn tại lượng dư Fe(OH)3
Hiện nay người ta vẫn ưu tiên chọn PAC cho tất cả các hệ thống xử lý nước cấp cũng như nước thải. Để tăng hiệu quả xử lý cũng như giảm liều lượng PAC người ta kết hớp sử dụng PAC với polymer.
PAC rất thích hợp để xử lý nước thải cho các ngành nghề mà nước có mức độ ô nhiễm cao và khó xử lý như: dệt nhuộm, giặt tẩy, thuộc da, giấy, thực phẩm, thuỷ sản...
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại PAC của các nước khác nhau nhưng phồ biến là của Ấn Độ và Trung Quốc. Với giá cả và chất lượng thì hiện nay người tiêu dùng quan tâm và sử dụng hầu hết các sản phầm PAC của Trung Quốc cho xử lý nước thải.
Hình thức đóng gói: 25kg/bao
Dạng tồn tại: bột màu vàng
Liều lượng: tuỳ theo từng loại nước thải mà có liều lượng khác nhau. Muốn biết liều lượng PAC cho loại nước thải nào thì lấy mẫu nước thải đó và cho PAC vào thí nghiệm sẽ có được liều lượng chính xác.

So sánh PAC và phèn (alum):

PAC-P

PHÈN NHÔM

Cao phân tử

Đơn phân tử

Liều lượng 15 – 20 ppm

Liều lượng 20 – 30 ppm

Khoảng cách thích hợp pH = 5.5 – 9.5

Khoảng pH = 4.8 – 5.7

Thời gian lưu 15 phút

Thời gian lưu 20 – 30 phút

Ít bị nổi váng bọt

Tạo váng bọt nhiều hơn

Khả năng hấp thụ màu cao

Khả năng hấp thụ màu kém

Thành phần oxit nhôm 30 – 31%

Thành phần oxit nhôm khoảng 15%

Tính axit yếu, ít làm giảm pH

Tính axit mạnh, làm giảm pH

Lê Tuyết

Marketing mối quan hệ


Ngày nay, các doanh nghiệp dịch vụ xem việc giữ chân khách hàng trở thành một chiến lược chủ lực, phản ánh tầm nhìn dài hạn. Với xu hướng cạnh tranh ngày càng cao, chi phí để thu hút một hách hàng mới gấp năm hay sáu lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc cung ứng dịch vụ hướng vào khách hàng hiện có đồng thời xây dựng và thực hiện marketing mối quan hệ (Relationship marketing).



Yếu tố xây dựng mối quan hệ khách hàng.

Để một người trong tương lai có thể trở thành khách hàng hay đối tác của doanh nghiệp, quá trình xây dựng mối quan hệ trải qua bảy giai đoạn theo thời gian: thu hút thiết lập tạo dựng, phát triển, duy trì, củng cố và trung thành. Mối quan hệ sẽ được tạo lập trên các yếu tố chủ yếu như sau: sự tin tưởng, sự thỏa mãn của khách hàng, giá tri mang lại, truyền thông hiệu quả và mối ràng buộc xã hôi.

Sự tin tưởng được xem là yếu tố chủ yếu trong mối quan hệ. Niềm tin của khách hàng thường đặt vào thả năng của doanh nghiệp, mức độ thành thạo và đến thức của nhân viên. Khách hàng thường rất dễ bị dao động và gặp rủi ro, vì vậy tin tướng là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng và doanh nghiệp tiếp tục duy trì giao dịch.

Sự thỏa mãn của khách hàng: Không mấy khách hàng đang hài lòng với dịch vụ lại quay lưng với thương hiệu. Đó là lý do yếu tố này luôn phải được quan tâm đặc biệt trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Giá trị mang lại trong mối quan hệ được xác định qua khoảng cách giữa lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra. Khách hàng trung thành thường mong đợi một mức giá công bằng, nhưng vẫn luôn đòi hỏi các giá trị từ mối quan hệ như: được trân trọng, được nhận diện là khách hàng thường xuyên ngay khi mới bước vào khu vực giao dịch của doanh nghiệp, tin tưởng nhân viên thấu hiểu và tạo ra các giao dịch có lợi cho mình.

Truyền thống hiệu quả được hiểu là các hình thức chia sẻ thông tin chính thức hoặc không chính thức giữa khách hàng và nhân viên. Việc truyền thông tốt bao gồm cả việc chuyển tải sự cảm thông, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, hiểu rõ sản phẩm cung ứng sẽ duy trì và nuôi dưỡng mối quan hệ này.

Mối ràng buộc xã hội hay còn gọi là "tình bằng hữu” dẫn đến mức cam kết trong mối quan hệ rất cao. Sự trao đổi thông tin về các vấn đề xã hội nằm ngoài phạm vì những giao dịch kinh doanh sẽ tạo nên sự ràng buộc thân thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra sự cam kết quan hệ lâu dài của khách hàng.



Các phương pháp marketing mối quan hệ

Marketing mối quan hệ có bốn phương pháp thực hiện: gửi thư trực tiếp (direct mail), marketing trực tiếp (direct marketing), marketing dữ liệu (data marketing) và quản trị mối quan hệ khách hàng (customer relationship management).

Gửi thư trực tiếp hoặc marketing qua điện thoại là cách marketmg mối quan hệ dựa trên sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn để thông tin một chiều đến khách hàng. Phương pháp này thường sử dụng như một công cụ chiêu thị với mục đích ngắn hạn.

Marketing trực tiếp cũng phát triển từ phương pháp nêu trên, nhưng chú trọng vào các hoạt động chiêu thị dễ quản trị và sinh lời hơn. Phương pháp này liên quan nhiều đến chiến thuật truyền thông marketmg và chào bán (cross selling) những mặt hàng khác của doanh nghiệp mà khách hàng chưa từng mua.

Marketing dữ liệu là phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống của doanh nghiệp nhằm thu thập và lưu trữ các dữ liệu liên quan đến cá nhân khách hàng trong quá khứ, hiện tại và khách hàng tiềm năng. Việc duy trì thể thống nhất của nguồn dữ liệu đó cho phép liên tục kiểm soát động thái khách hàng, truy nhập cho dữ liệu khách hàng cho từng tình huống giao dịch cụ thể đẩy mạnh các giao dịch cá nhân và tạo mối quan hệ với khách hàng. Cơ sở dữ liệu sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy giúp doanh nghiệp "nhớ" đến khách hàng và đưa ra các chương trình xây dựng lòng trung thành một cách hiệu quả nhất cũng như có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của từng khách hàng.

Quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) được xem là kênh truyền thông cá nhân bao gồm giao dịch trực tiếp, gửi thư, gọi điện thoại và giao lịch qua lnternet. Cụ thể hơn, CRM là hinh thức marketing mối quan hệ dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và marketing cơ sở dữ liệu (database marketing), qua một phần mềm bao hàm cả cấu trúc tổ chúc hệ thống văn hóa doanh nghiệp và nhân viên. CRM được xem là một chiến lược chọn lựa và quản trị các mối quan hệ giá trị cho doanh nghiệp, yêu cầu hướng dẫn đến khách hàng và cung cấp các quá trình cung ứng dựa trên triết lý marketing một cách hiệu quả.



Chiến lược xây dựng marketing mối quan hệ

Có năm chiến lược trong xây dựng marketing mối quan hệ. Đó là: xây dựng và phát triển dịch vụ lõi cá nhân hóa mối quan hệ đến từng khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho dịch vụ, định giá và marketing nội bộ.

Xây dựng và phát biển dịch vụ lõi (Core service) là chiến lược chủ đạo trong
marketing mối quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ khách hàng xoay quanh dịch vụ lõi. Dịch vụ lõi lý tưởng là dịch vụ có khả năng thu hút khách hàng thông qua đặc điểm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. gắn kết doanh nghiệp với biểu tưởng chất lượng và bền vững, cung cấp nền tảng để phát triển các dịch vụ phụ trợ.

Cá nhân hóa mối quan hệ đến từng khách hàng (Relationship customization) bằng cách thấu hiểu các đặc tính cụ thể, yêu cầu của từng khách hàng sau đó đưa toàn bộ thông tin vào cơ sở dữ liệu và lấy ra sử dụng khi cần. Nếu làm được điều này. doanh nghiệp có thể thiết tế dịch vụ chính xác theo từng tình huống hoặc trường hợp cụ thể.

Tạo giá trị gia tăng cho dịch vụ (Service Augmentation) liên quan đến việc cung ứng các thử "thêm" vào dịch vụ chính nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Chính điều này làm khách hàng hài lòng và cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Định giá (Relationship pricing): Xưa có câu: “giá tốt dành cho khách ruột” - hình thành cơ sử cho việc định giá đối với các mối quan hệ Đây là một chiến lược khác để xây dựng lòng trung thành của khách hàng khái niệm giảm giá theo số lượng không còn là mới, nhưng nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ áp dụng sáng tạo khái niệm này cũng là một nỗ lực trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Marketing nội bộ (Internal markeking) là cách tạo dựng niềm tin từ nhân viên của doanh nghiệp vì chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tay nghề và thái độ của họ đối với khách hàng. Những cuộc gặp gỡ, đối thoại giúp cho ban quản trị có thể hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của nhân viên đưa ra những chính sách quan tâm động viên họ để làm họ hài lòng với công việc của mình. Có như vậy nhân viên mới phục vụ khách hàng với thái độ tốt nhất và với chất lượng cao nhất.

Nguồn: Tạp chí marketing

Nghệ thuật đàm phán giá với khách hàng


Có rất nhiều nguyên tắc trong việc bán hàng, nhưng có một nguyên tắc hầu như không bao giờ sai, đó là: nếu bạn hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào giá bán của sản phẩm hay dịch vụ, thì khách hàng của bạn cũng sẽ làm y như thế- tức là chỉ tập trung vào yếu tố giá cả. Trừ khi bạn có thể làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì chỉ sản phẩm với mức giá thấp nhất mới có thể bán chạy.

Giá cả luôn là vấn đề quan tâm lớn nhất của khách hàng và đôi khi khách hàng có những phản ứng về giá mà không phải người bán hàng, hay thậm chí nhà sản xuất nào cũng có thể giải thích thoả đáng. Chìa khoá để tránh phản ứng là tạo điều kiện cho khách hàng biết họ sẽ nhận được gì từ khoản tiền mà họ bỏ ra.

Bart McConley, giám đốc phụ trách bán hàng của tập đoàn Warnock Automotive, Mỹ, cho rằng: “Nếu ai đó không biết về phản ứng giá và đàm phán, đó là người đang điều hành một cửa hàng bán xe hơi thành công. Cách xử lý về phản ứng giá của anh ta là gì? Tất cả là vấn đề nhận thức”- anh nói. “Nhiều người bán xe hơi đã hạ giá ngay tại điểm bán xe, thậm chí trước khi khách hàng bước vào xe. Lúc đó, khách hàng sẽ bỏ qua điều gì để nghĩ về những giá trị mà họ nhận được?”

Quan điểm của McConley rất đúng. Dưới đây là 4 điều chúng tôi học được từ sự phản ứng của khách hàng về giá bán của sản phẩm:

1. Bán bằng giá trị thật của sản phẩm

Đừng bao giờ để mình rơi vào tình thế phải xin lỗi vì giá sản phẩm của bạn có điều gì đó chưa hợp lý. Hãy xác định đúng giá trị của sản phẩm và trung thành với nó. Bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu có thông tin hỗ trợ cần thiết đối với giá của bạn. Bạn phải luôn có ít nhất 3 lý do chính làm cho sản phẩm của bạn trở thành duy nhất để phân biệt bạn với đối thủ và làm cho sản phẩm của bạn thêm giá trị. Mục đích của bạn là giúp khách hàng hiểu được giá trị thật của những gì mà bạn bán cho họ.

2. Cẩn thận với việc giảm giá

Bạn chớ nên tiếc những khách hàng không thấy được giá trị của bạn, thậm chí hãy tránh xa họ nếu có thể. Nếu bạn chỉ có một khách hàng tiềm năng, bạn sẽ muốn làm mọi việc để bán được hàng cho họ, dù có phải giảm giá bao nhiêu chăng nữa. Nhưng khi bạn đã có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bạn sẽ thấy rằng nếu không bán được cho người này thì bán cho người khác. Còn nếu bạn liên tục hạ giá, khách hàng tiềm năng sẽ nhanh chóng nhận ra là bạn đang đánh giá thấp không chỉ sản phẩm của bạn mà còn cả chính công ty bạn nữa.

3. Biết khi nào cần thương lượng

Ví dụ bạn đang chuẩn bị giới thiệu một sản phẩm mới, thì yếu tố giá thấp có thể giúp sản phẩm xâm nhập thị trường với cơ may thành công cao hơn, đồng thời giúp cho thành công của bạn bền vững hơn. Khi đó, nếu một khách hàng ngỏ ý muốn mua số lượng lớn, thì bạn cần đàm phán về giá sao cho công ty không bị thiệt thòi, mà vẫn phải giữ được khách hàng. Tuy nhiên, sự linh động về giá nên dựa vào mối quan hệ dài hạn và có lợi cho cả hai bên.

4. Tự tin

Có thể khách hàng của bạn sẽ hỏi: “Nếu tôi phải trả cho bạn nhiều hơn so với các hãng khác để mua sản phẩm của bạn, vậy thì tôi sẽ nhận được gì từ khoản chênh lệch này?”. Điều then chốt ở đây là bạn cần chỉ ra được giá trị vượt trội của sản phẩm, những ưu điểm mà đối thủ không có. Hãy thuyết phục sao cho khách hàng tin tưởng bạn, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch hay cộng tác với bạn.

Sự quả quyết của bạn chính là công cụ quan trọng nhất mà bạn có để giải toả những thắc mắc hay phản ứng về giá, cũng như tại thời điểm cần đàm phán về giá. Nếu bạn có đủ tính quyết đoán để vượt qua nỗi lo sợ làm mất khách hàng, bạn có thể giúp công ty đương đầu với bất cứ phản ứng về giá nào. Bạn hãy tin chúng tôi, tính tự tin luôn dẫn tới thành công, đặc biệt ở những nơi giá cả được quan tâm.


Theo bwportal.com

Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp


Trong một buổi huấn luyện về chủ đề “Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp” tại một doanh nghiệp kinh doanh hàng kim khí điện máy, giảng viên hỏi học viên: “Chúng ta đang bán gì?”.
Đa số các câu trả lời đều là: “Chúng ta đang bán ti vi, tủ lạnh, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng…” Giảng viên hỏi tiếp: “Vậy, đối thủ của chúng ta đang bán gì?” Học viên đồng loạt trả lời: “Dạ, cũng y như vậy ạ!”

Nhiều người hẳn sẽ nghĩ, ông thầy này hỏi thật ngớ ngẩn. Có nhân viên bán hàng nào mà không biết mình đang bán sản phẩm gì. Có ai mà không biết rõ đối thủ của mình đang bán gì.



Thế nhưng, “đáp án” của giảng viên mới thực sự gây bất ngờ: “Chúng ta không bán sản phẩm, chúng ta bán lợi ích và sự thỏa mãn. Khách hàng không mua sản phẩm. Họ mua lợi ích - thứ mà sản phẩm mang lại cho họ, và sau đó là sự thỏa mãn - thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ”. Câu trả lời quả thật là bất ngờ và sâu sắc!

Vì sao khách hàng không mua sản phẩm?

Rất nhiều nhân viên bán hàng, khi tiếp xúc với khách hàng đã “thao thao bất tuyệt” về thành phần cấu tạo, công thức hóa học, tên gọi linh kiện, hóa chất, các chức năng rất khó hiểu của sản phẩm, trong khi cái mà người tiêu dùng quan tâm là, sản phẩm mang lại lợi ích gì cho họ, thì lại không được giải thích cặn kẽ.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, lợi ích cảm xúc (emotional benefits) còn quan trọng hơn nhiều so với lợi ích chức năng (functional benefits). Lợi ích cảm xúc đóng góp rất lớn vào sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.

Hãy lấy ví dụ về một ly cà phê. Nếu bạn vào một quán cà phê ở quận 12, Thủ Đức, hay Bình Tân, giá của một ly cà phê ngon chỉ khoảng trên 10.000 đồng.

Nhưng cũng ly cà phê đó, thậm chí không ngon bằng, nếu bạn ngồi trong một quán cà phê tương tự ở quận 1 hoặc quận 3, giá có thể sẽ gấp đôi, gấp ba, hoặc cao hơn, mặc dù không gian có thể chật hơn, trang trí kém hơn, nhân viên phục vụ thiếu nhiệt tình hơn… Và nhiều ví dụ tương tự khác với mỹ viện, nhà hàng, hiệu quần áo…

Về chức năng, những sản phẩm, dịch vụ này có thể mang lại lợi ích tương đương, nhưng về cảm xúc, lợi ích sẽ rất khác nhau. Những người sẵn sàng bỏ ra khoản tiền gấp ba, bốn lần để ngồi trong một nhà hàng hay quán cà phê sang trọng ở quận 1, không hẳn chỉ để mua những món ăn, ly cà phê; mà để mua lợi ích cảm xúc, và sự thỏa mãn do lợi ích cảm xúc mang lại. Đó là sự thỏa mãn với cảm giác được thể hiện “đẳng cấp” và sự sang trọng, được người khác “nể nang” vì dám “xài” sang, “chịu chơi”.

Thành công của nghề bán hàng là ở chỗ biết khơi gợi và “chào bán” những lợi ích cảm xúc ấy cho khách hàng. Và, những ai muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp cần phải xác định rõ bạn đang bán lợi ích chứ không phải bán sản phẩm!

Một quan điểm quan trọng khác, nhưng chưa được phổ biến trong “giới” bán hàng, đó là: “Hãy giúp khách hàng mua, chứ không phải chỉ bán”. Nhiều nhân viên bán hàng (và cả doanh nghiệp) tìm mọi cách để bán được hàng, và “đẩy” hàng cho khách xong là hết trách nhiệm.
Trong nhiều trường hợp, nhân viên bán hàng tìm cách chèo kéo, nài nỉ để khách hàng mua giúp; trong khi đó, yếu tố làm thế nào để khách hàng “tự nguyện” mua lại không được chú trọng.

“Giúp khách hàng mua” có nghĩa là làm thế nào để khách hàng tin rằng quyết định mua hàng của họ là sáng suốt. “Giúp” tức là giải thích như thế nào để khách hàng hiểu được lợi ích của sản phẩm (cả chức năng lẫn cảm xúc) và tự họ quyết định việc mua thay vì bị nài ép, năn nỉ phải mua.

Có như vậy, khi cầm món hàng ra về, khách hàng mới có được cảm giác thoải mái vì chính mình đã quyết định chuyện mua hàng. Sự thỏa mãn phần nào nằm ở chỗ họ tin, họ đã làm điều đúng. Nhờ đó, những lần sau, nhân viên mới có cơ hội gặp lại những khách hàng này.

Quan điểm “Khách hàng không thích dở võ” cũng cần được chú trọng. Những nhân viên bán hàng được đào tạo một đôi ngày về kỹ năng thuyết phục khách hàng thường sử dụng một cách khá lộ liễu các món “võ” được trang bị khi học về chủ đề này. Điều đáng tiếc là nhiều khách hàng có ý thức “cảnh giác” cao dễ dàng nhận ra nhân viên bán hàng đang dùng “chiêu” để dụ họ.

Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng. Món “võ” cao siêu nhất là món “vô chiêu”, tức “võ mà không phải võ”. Các “cao thủ” bán hàng chính là những người thể hiện sự chân thành với khách hàng (một cách chân thành). Họ biết cách “nói” cho khách hàng biết là họ chẳng có “chiêu” nào cả, ngoài sự quan tâm thực sự đến lợi ích của khách hàng. Họ chỉ tìm cách “giúp khách hàng mua”.

Một trong những cách thể hiện sự quan tâm đơn giản và hiệu quả nhất là sẵn sàng tư vấn tận tình cho khách hàng mua sản phẩm của công ty khác, nếu như sản phẩm đó công ty mình không có, hoặc có, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, chính sự chân thành này gây được cảm tình và sự tin tưởng cho khách hàng, để những lần sau, họ trở lại mua.

Tính chuyên nghiệp trong bán hàng, trước hết, phải được thể hiện trong quan điểm bán hàng. Từ quan điểm sẽ dẫn đến các diễn biến tâm lý và sự thể hiện qua các hành vi. Nếu người bán hàng thấm nhuần các quan điểm bán hàng chuyên nghiệp như trên, họ sẽ hiểu được tâm tư của khách hàng. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các “thương vụ”.


Theo Nguyễn Hữu Long
(Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Tên ăn mày có học vấn MBA

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.



- Xin anh… cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học! - Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
- …???
- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:

- Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.
- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
- Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.

Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.

Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em", gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.

Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.

Quá chuẩn!
- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
- Ối ông cũng có vợ con?
- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.

Tôi buột miệng:
- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Đi bơi - Ngụp lặn trong hóa chất

Nhiều người đổ xô đến các bể bơi để xua đi cái nóng nực, oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, chẳng mấy ai nghĩ rằng mình đang ngụp lặn trong những bể bơi đầy hóa chất và vô số các nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm đang rình rập.
Nước trong không hẳn đã "sạch"
Ngoại trừ một số bể bơi quá cũ kỹ, phục vụ với "giá bèo", đa phần các bể bơi tại Hà Nội hiện nay dường như đã cải thiện được chất lượng nước, làm khách bơi yên tâm hơn. Do chúng ta vẫn thường quen với suy nghĩ rằng nước bể bơi bẩn nghĩa là màu nước phải đục ngầu, xanh lét do rêu tảo, hay có cặn bẩn lo lửng trong nước hoặc mặt nước nổi bọt vàng. Cho nên dưới cái nóng thiêu đốt của mùa hè, khi bước vào những bể bơi có làn nước trong xanh, mát rượi, chẳng ai còn nghi ngại rằng bể bơi này không sạch.



Ngoài những tác hại do hóa chất gây ra cho da, nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm cũng luôn rình rập người bơi, chẳng hạn các bệnh da liễu như ghẻ, hắc lào, các bệnh dịch như đau mắt đỏ, hay dịch tả, lị
Tuy nhiên, trên thực tế "sạch" về mặt cảm quan không có nghĩa là đã an toàn cho sức khỏe. Với lượng khách đến bể đông như vậy khiến cho các bể bơi đều phải hoạt động hết công suất, thì việc nghỉ bảo dưỡng, thay lọc nước dường như là điều hết sức khó khăn. Phần lớn các bể bơi đều phải phụ thuộc vào hóa chất. Đối với các bể "chịu khó" thay nước định kỳ, việc sử dụng hóa chất có thể ít hơn hoặc các bể có trang bị hệ thống bơm tuần hoàn thì ít phải thay lọc nước hơn, tuy nhiên không một bể bơi nào không phải sử dụng hóa chất như chlorine B hay javel để diệt khuẩn, diệt rêu, nấm và tảo.
Với bộ kit thử nước bể bơi (Pool Test Kit) của nhà cung cấp thiết bị bể bơi Poolrite (Australia), chúng tôi đến một số bể bơi ở các khu Cầu Giấy, Tăng Bạt Hổ, Tây Hồ lấy mẫu nước để kiểm tra. Mặc dù nước ở các bể này nhìn bằng mắt thường đều thấy rất sạch và trong, nhưng kết quả test lại cho thấy hàm lượng hóa chất vượt quá mức quy định. Hàm lượng chlorine trong nước bể bơi đạt chuẩn là từ 1.0 - 1.5miligram/lít. Các chỉ số khác như độ pH, độ trong, mức độ ổn định kiềm, lượng vi khuẩn trong nước... cũng có nhiều trường hợp tăng cao.
Nguy cơ lây bệnh từ bể bơi
TS Nguyễn Viết Lượng, chuyên khoa Da liễu, Viện Bỏng Quốc gia cho biết, việc sử dụng hóa chất bể bơi có thể gây những tác hại nhất định cho da. Nếu hàm lượng hóa chất sử dụng thấp, trong mức cho phép thì những tác hại này là không đáng kể, tuy nhiên, việc tiếp xúc với hóa chất trong nước quá lâu vẫn có thể gây các bệnh về da như khô da, nấm ngứa. Hóa chất sử dụng quá nhiều thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ kích ứng da, viêm da.
Ngoài những tác hại do hóa chất gây ra cho da, nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm cũng luôn rình rập người bơi, chẳng hạn các bệnh da liễu như ghẻ, hắc lào, các bệnh dịch như đau mắt đỏ, hay dịch tả, lị... Theo TS Lượng, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ bản thân mình bằng cách hạn chế thời gian ngâm quá lâu trong nước bể bơi, tránh để hóa chất bể bơi thấm vào da, không đến bể bơi vào các đợt có dịch bệnh.


  • Một số bể bơi hiện nay có sử dụng bơm tuần hoàn để lọc nước, nhưng thực tế loại bơm này chỉ lọc được các chất hữu cơ phân tử lớn, cặn lơ lửng và vi khuẩn, chứ không thể lọc hết các chất hữu cơ hòa tan và các chất vô cơ do mồ hôi, nước tiểu, nước bọt của những người bơi thải ra, làm chất lượng nước giảm nhanh chóng.
    Các hóa chất như chloramine B, javel, hay sunfat đồng... có thể dùng để diệt nấm, tảo, rong rêu và khử trùng trong bể bơi. Tuy nhiên, các hóa chất này đều là những chất oxy hóa mạnh hay kim loại nặng nên phải sử dụng đúng lượng mức quy định, vì nồng độ quá lớn có thể sẽ làm hại cả các tế bào sống của cơ thể người, đặc biệt dễ dàng tấn công những vùng niêm mạc hở, gây các bệnh mắt, mũi và các bệnh về da.


Theo PGS.TS Trần Hồng Côn
(Khoa Hóa học, ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội)

Theo Lê Na

Ảnh hưởng của hoá chất tẩy rửa dùng trong nhà đến sức khoẻ con người

Hoá chất tẩy rửa vệ sinh dùng trong nhà có nguy cơ gây hại đến người tiêu dùng“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Quả đúng như vậy, giữ gìn vệ sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp chúng ta bảo vệ sức khoẻ. Với vô số các hoá chất tẩy rửa vệ sinh dùng trong nhà đang được bày bán trên thị trường, các bà nội trợ ngày nay đã phần nào đỡ vất vả trong công việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Thông thường khi sử dụng các loại sản phẩm này, không mấy người tỏ ra nghi ngại bởi tâm lý chủ quan cho rằng chúng đã được kiểm định và lưu hành thì cũng có nghĩa là tuyệt đối an toàn đối với sức khoẻ con người. Quan niệm này đúng hay sai?
Mời quý vị cùng tìm hiểu ý kiến của giới chuyên môn trong chương trình hôm nay, qua cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Ý Đức, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y, hiện đang hành nghề tại Hoa Kỳ:

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Nói rằng các chất tẩy rửa hoàn toàn an toàn thì chúng tôi xin phép không đồng ý. Trong các loại tẩy rửa đều có chứa các hoá chất tổng hợp. Hiện nay có khoảng 70 ngàn hoá chất được sử dụng trong việc vệ sinh trong gia đình, và những hoá chất đó về sau này có thể gây ra một số bệnh. Nói tóm lại không thể nào có sự an toàn tuyệt đối. Nhiều nguy cơ

Trà Mi: Như vậy những nguy cơ từ các loại hoá chất tẩy rửa dùng trong gia đình đối với sức khoẻ con người là gì, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Có rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người khi tiếp xúc. Khi một chất lạ nào đó xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Khi các hoá chất này vào cơ thể với liều lượng khá cao thì có thể gây ảnh hưởng đến tâm trí (nhiều người khi hít phải những hơi độc thì cảm thấy ngây ngất, bị kích thích). Khi nó tác động đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra sự rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói mửa và ăn không ngon. Làn da chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể bị kích thích, viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da. Ngoài ra còn những ảnh hưởng tai hại khác khi chúng ta tiếp xúc lâu dài với những hoá chất tẩy rửa như rối loạn sinh dục, khuyết tật cho trẻ khi bà mẹ mang thai, hoại huyết hay các trường hợp ung thư.

Trà Mi: Bác sĩ có thể nêu ra vài ví dụ về các loại hoá chất nào được xem là tương đối an toàn, và những loại nào có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Các chất tẩy rửa trong bếp như chất rửa chén, chất dùng để lau bàn, lau bếp; hay các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite thường thấy trong nước javen; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ của hoá chất ấy trong dung dịch chúng ta sử dụng. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm hơn. Bây giờ, các nhà khoa học đều khuyên là chúng ta có thể sử dụng những chất thay thế tương đối nhẹ hơn, ít tác hại hơn như washing soda, borax. Những chất này tuy cũng là hoá chất, nhưng ít gây tác hại cho sức khoẻ hơn

Riêng đối với bà con ở Việt Nam, chúng tôi xin đề nghị một giải pháp là dùng chanh hoặc giấm thay thế. Trong trái chanh có chứa citric acid có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ. Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt trong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt. Nước Javen có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nhưng sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu không may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng. Cho nên, cần hết sức cẩn thận khi sử dụng javen, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng. Không nên pha javen với nước nóng vì có thể gây ra một phản ứng hoá học không tốt. Giấm pha nước cũng có tác dụng tẩy trùng tương tự như Javen mà ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế.

Trà Mi: Dung dịch giấm pha nước có thể áp dụng cho việc tẩy rửa nhà vệ sinh không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Cũng được vì trong đó có chứa các acid. Nếu chúng ta cho một chút nước giấm vào trong cầu vệ sinh cũng có thể tiêu diệt được các vi khuẩn và vi sinh vật trong đó. Hàng ngày hoặc cách hai, ba ngày, chúng ta nên dùng cọ lau chùi cầu và xả nước sạch để tiệt trùng, tránh được các bệnh do các vi khuẩn trong cầu gây ra.

Trà Mi: Có một sản phẩm mà nhiều hộ gia đình Việt Nam rất thích sử dụng. Đó là long não, thường được để trong tủ quần áo và nhà tắm để khử mùi thơm. Xin hỏi bác sĩ các loại long não có tác dụng và tác hại ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Long não thật ra nguyên chất được chiết suất từ cây long não là một loại cây có mùi thơm có thể xua đuổi gián, bọ. Trong hơi long não có chất kích thích, khi chúng ta hít lâu thì có thể bị khó thở, nhất là đối với trẻ em. Ngoài ra, long não nếu bị dính lên da có thể gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu để long não trong các tủ quần áo mà không tiếp xúc thường xuyên thì không có hại, mà có tác dụng tránh được mốc meo.

Trà Mi: Trở lại với các loại hoá chất tẩy rửa vệ sinh trong nhà, xin được hỏi bác sĩ mức độ tiếp xúc như thế nào được coi là bảo đảm sức khoẻ và như thế nào được coi là nguy hại?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thật ra, các độc chất sẽ gây tác hại không tốt cho sức khoẻ khi chúng ta tiếp xúc lâu ngày, tiếp xúc trực tiếp lên da hay hít trực tiếp. Nếu chúng ta sử dụng với mức độ vừa phải thì không sao.

Trà Mi: Mức vừa phải mà bác sĩ vừa nói có thể là một tuần/lần hay một tuần hai lần thì có thể chấp nhận được không?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Một tuần 1, 2, hay 3 lần đều có thể chấp nhận được nếu trong khi sử dụng chúng ta đề phòng. Ví dụ như đối với javen, chlorine, benzyl thì nên dùng bao tay để tránh tiếp xúc với da và đeo khẩu trang để tránh hít trực tiếp các chất này.

Trà Mi: Những đối tượng nào cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại hóa chất vệ sinh trong gia đình?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức:

- Thứ nhất là trẻ em. Các em có thể hít vào hay uống nhầm phải hoá chất. Cơ thể của các em chưa loại bỏ được các độc chất trong cơ thể hữu hiệu như người lớn. Cho nên đây là đối tượng cần hết sức lưu ý. Đối tượng thứ hai là các cụ cao niên, sức đề kháng giảm nên tiếp xúc với độc chất lâu ngày rất nguy hại. Đối tượng thứ ba là các phụ nữ mang thai. Thai nhi rất cần sự bảo vệ của người mẹ đối với môi trường xung quanh. Nếu có một yếu tố ảnh hưởng xấu lên người mẹ thì cũng tác động trực tiếp lên đứa bé. Vấn đề chính là khi mua các sản phẩm tẩy rửa cần đọc kỹ lời cảnh báo và hướng dẫn sử dụng trên nhãn.

- Thứ hai, chỉ cần mua vừa đủ nhu cầu sử dụng.

- Thứ ba, nên lựa các loại hoá chất ít gây rủi ro.

- Thứ tư, nên cất giữ hoá chất ở chỗ cao, xa tầm với của trẻ em, nên cất đựng trong bình nguyên thủy, đậy nút kỹ, khi sử dụng các chất tẩy rửa cần tránh xa thức ăn, và chỉ dùng liều lượng vừa phải khi cần thiết.

Như Thủy - Theo Vietmedia

Tìm kiếm Blog này