Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOÁ CHẤT VÀ SỰ CỐ CHO BỂ BƠI

1. XỬ LÝ RÊU TẢO THEO PHƯƠNG PHÁP SOCK IT

Để đảm bảo cho rêu tảo không phát triển thì hàng tuần phải xử lý bể theo phương pháp khử trùng mạnh bằng TCCA hồ bơi.

2. ĐƯA BỂ VÀO HOẠT ĐỘNG.

Vì nhiều lý do khác nhau, bể bơi có thể bị đóng cửa nên khi cần hoạt động trở lại cần thực hiện các bước sau:

Khởi động lại hệ thống lọc và bơm.

Sử dụng vợt để lấy hết rác rưởi, cây que có trong bể. Cọ rửa thành và đáy bể, thêm nước vào bể cho đầy. Chạy hệ thống bơm và kiểm tra hệ thống thu nước tràn, thu đáy bể và các vòi đưa nước vào bể xem có hoạt động tốt không. Nếu tất cả làm việc tốt thì cho làm việc ở chế độ rửa bể và hút hết bẩn ở đáy bể.

Thay mới toàn bộ nước bể theo hướng dẫn vận hành.

Cho chạy hệ thống lọc. Sau khi hệ thống lọc chạy vài tiếng kiểm tra xem chất lượng nước, chỉnh pH; kiềm. Chỉnh lại mực nước, chỉnh lại pH cho đúng từ 7,2 đến 7,6; tăng PH bằng cách thêm Soda vào nước, giảm pH bằng cho

Axit clohidric vào.

Cho TCCA hồ bơi vào bể, chạy vài tiếng điều chỉnh lượng chlor dư đến mức tiêu chuẩn (1-3 mg/l).

3. ĐÓNG CỬA BỂ BƠI.

Khi cần đóng cửa bể bơi hoặc không sử dụng dài ngày cần làm các thủ tục sau:

- Chỉnh PH đến mực 7,2 ÷ 7,4

- Cho lượng TCCA lớn vào bể (sử dụng SOCK IT), sau khi cho lượng TCCA trên vào chạy hệ thống lọc 24 ÷ 48h hút hết bẩn ở đáy bể, hạ thấp mực nước bể và tắt bơm cùng fin lọc, xả nước fin lọc + bơm.

Đóng kín cửa và hạn chế các tác động từ bên ngoài. 8

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH BỂ BƠI

1. RÊU TẢO :

Có 3 loại rêu tảo có thể tồn tại ở bể : xanh, đen và vàng, cả 3 loại này đều có thể khử bằng 1 cách:

- Đầu tiên phải kiểm tra pH và chỉnh cho đúng từ 7,2 ÷ 7,6. Sau đó sử dụng phương pháp SOCK IT để xử lý.

- Sau khi chỉnh pH khử trùng bằng nồng TCCA hồ bơi mạnh.

- Sau khi cho TCCA vào thì cọ rửa thành và đáy bể vì các loại rêu tảo hay phát triển ở thành và cầu thang của bể.

2. NƯỚC ĐỤC :

Có nhiều nguyên nhân gây ra nước đục.

- Do chất thải của người bơi nhiều.

- Ảnh hưởng của rêu tảo.

- pH quá cao.

- Để giải quyết vấn đề trên trước hết kiểm tra và điều chỉnh nước bể bơi cho pH 7,2 ÷ 7,6 và tổng chất hoà tan : 60 ÷ 100mg/l.

- Kiểm tra chlor dư (phải từ 2-3mg/l).

- Nếu nước đục màu xanh có thể do rêu, cho khử trùng với nồng độ chlor cao.

- Nếu vẫn đục thì kiểm tra hệ thống lọc và có thể phải cho thời gian lọc dài hơn.

3. CẶN :

- Cặn bám có thể trắng, xám hoặc màu nâu, đó là do hậu quả của độ kiềm và pH cao để chống đóng cặn chỉnh pH 7,2 ÷ 7,6 và độ kiềm tổng 60 ÷ 100mg/l.

4. VẾT BẨN :

- Vết bẩn thường do gỉ sắt trong nước nếu nước trong bể có tính oxi hoá kim loại và oxit kim loại bám vào thành bể tạo vết loang.

- Để chống vết bẩn luôn chỉnh đúng chế độ nước cho bể .

5. ĐAU MẮT :

Nhiều khi sau khi bơi mắt của người bơi bắt đầu đỏ, rất gây khó chịu cho người bơi điều đó do nguyên nhân sau :

- pH không đúng.

- Chlor dư quá nhỏ. 9

Để tránh điều đó cần :

- Kiểm tra và chỉnh đúng pH, cho các hoá chất sau vào bình đựng hoá chất chỉnh pH:

+ pH quá cao: cho axit clohidric

+ pH quá thấp: cho Sodium carbouate

Cho hệ thống lọc tuần hoàn, bộ tự động sẽ tự động chỉnh lại pH cho đúng

- Kiểm tra chlor dư từ( 1÷3 mg/l).

6. NƯỚC ĐỔI MÀU :

Thành màu nâu, xanh hỗn hợp.

- Kiểm tra và chỉnh PH : 7,2 ÷ 7,6 (Tốt nhất là từ 7,4 ÷7,6).

- Khử trùng mạnh bể bơi bằng phương pháp SOCK IT.

Hãy gọi cho tôi để được tư vấn miễn phí về biện pháp chăm sóc và xử lý nước bể bơi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này